Những kỹ niệm tổ chức Tết Nguyên Đán tại chùa Quang Minh Melbourne trước Đại Dịch Covid 19.
Tết Nguyên Đán tại xứ Uc cùng các nước khác trên thế giới làm vơi đi nỗi buồn xa xứ của người Việt Nam khi mồi dịp Xuân về. Chùa Quang Minh trong suốt hơn 30 năm qua thưởng tổ chức lễ hội Tết cổ truyền với những nét đẹp cùng tìm hiểu để biết được phong tục mang đậm màu sắc văn hóa của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Tết đến không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ để được xúng xính quần áo mới, được ăn mứt bánh và được lì xì. Mà nó còn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Bên cạnh đó là khao khát sự trường tồn cuộc sống, sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân, sự gắn kết trong cộng đồng Việt nam các chư tăng nị ,phật tử , gia tộc và gia đình.
Tết Nguyên Đán
“Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”. Tết Nguyên Đán được người Việt Nam gọi với cái tên rất thân thương “Tết Ta”, là để phân biệt với “Tết Tây” (Tết Dương lịch).
Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán không chỉ thể hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh trong quan niệm của người phương Đông. Mà thiêng liêng hơn cả đó chính là ngày đoàn viên của mọi gia đình. Mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, , đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
Không những thế, Tết Nguyên Đán còn là dịp để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết.
Hoa cảnh không thể thiếu trong những ngày Tết , chúng ta không có hoa mai , hoa đào thay vào đó trồng bông vạn thọ
Từ nhiều năm qua Chủa Quang Minh có thể khiêm tốn nói khởi đầu trồng hoa vạn thọ khởi đầu cho xứ Uc năm nào Thượng Tọa Thích Phươc tần cũng tổ chức trồng hoa
Tết Nguyên đán thời gian từ lúc gieo đến nở hoa hoàn toàn là 65-70 ngày . Đối với vạn thọ lùn thì gieo trồng trễ nhất là vào 5/11 (âm lịch), vạn thọ cao thì gieo trồng trễ nhất là 25/10 (âm lịch).
Nếu thời gian gấp hơn thì có thể mua cây giống, tuy nhiên cần chọn loại gốc có nhiều nụ bộp (nụ to, mập), thân cây cứng cáp không bị dập nát, quan trọng là bộ rễ còn nguyên vẹn không được đứt, bởi nếu đã đứt rễ, cây trồng về chỉ được 4 tuần là tàn. Chiều 30 tết rất có ý nghĩa với mọi người Việt Nam xứ ngưới, Chùa Quang Minh có cơ hội với diện tích rộng gần 10 mẫu ,sân chùa rộng , chánh điện rộng nên thường tổ chức hội chợ từ chiều đến 12 giờ đêm giao thừa : số người tham dự lên đến 0,000 ngàn người , sân khấu rộng gồm các trò chơi mừng xuân , múa lân , múa rồng các đại diện chánh phủ liên , tiểu ban và các đại diện hội đòan đến tham dự chúc tết đón mừng năm mới Nhằm tạo không khi vui tươi cho những ngày Tết cổ truyền dân tộc .
Pháo bông đêm giao thừa như một lời cầu chúc một năm an khang
Pháo được sử dụng trong các lễ hội (ngày lễ, ngày tết, sinh hoạt dân gian bản địa) tại các nước trên thế giới là các loại pháo dựa vào hiệu ứng âm thanh (tiếng nổ), ánh sáng (ánh lửa), màu sắc (các sắc độ màu của ánh sáng, màu của xác pháo), hình ảnh (được tạo thành khi pháo được kích hoạt) để xua đuổi ma quỷ, giải trí, quy tụ tâm thức cộng đồng, khai mạc hoặc bế mạc ngày lễ tết, tạo quang cảnh sôi động hình ảnh đẹp nhằm làm hưng phấn và cổ vũ người tham gia, từ biệt cái cũ và chào đón cái mới.
Đưa ông Táo về trời. Ngay từ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt Nam đã dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp để cúng ông Công, ông Táo, lễ cúng truyền thống phải có cá vàng để tiễn ông về trời, theo quan niệm dân gian đây là ngày mà Ngọc Hoàng sẽ trách phạt hay thưởng gia chủ dựa trên những gì mà ông Táo báo cáo.Sau ngày đưa ông Táo về trời cho đến giớ giao thừa Chùa Quang Minh thưởng có một gian hàng nhỏ tại sân chùa để bán hoa bàn trái cây , bánh chưng cúng Tết
Ban trù phòng gói bánh Chưng, bánh Tét Truyền thống gói bánh chưng, bánh dày là một phần không thể thiếu của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng cho Đất – Âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời – Dương, thể hiện triết lý Âm – Dương. Bánh chưng dành cho Mẹ, bánh dày giành cho Cha. Bánh chưng bánh dày là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
Ngòai ra theo phong tục cổ truyền Việt Nam chúng ta còn có những phong tục ngày Tết cổ truyền như sau:
Chơi hoa ngày Tết , người Việt thường mua những cây hoa tượng trưng cho sự may mắn như: đào, mai, quất..để xua đuổi tà ma, cầu cho một năm mới luôn vui vẻ, hạnh phúc, thịnh vượng, viên mãn cho cả gia đình.
Chưng mâm ngũ quả bày mâm ngũ quả cũng là một phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của các gia đình Việt. Mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ theo quan niệm của Khổng giáo với nghĩa chung sâu sắc, gắn liền vơi sụ hiếu thảo và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.
Xông đất là một phong tục rất quan trọng của người Việt Nam vì họ quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình. Vì thế, họ thường mời những người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đát vì họ tin rằng, người đó sẽ mang may mắn, điềm lành trong suốt cả một năm. Người xông đất phải ăn mặc chỉnh tề, sau đó phải đi hết 1 vòng quanh nhà với hi vọng may mắn sẽ luôn tràn ngập.
Xuất hành đầu năm và d0ến chùa đầu tiên ngày mùng một Tết ể một năm may mắn trọn vẹn
Ngày mồng một đầu năm, người Việt Nam thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp để xuất hành, hi vọng có năm mới may mắn mỗi khi bước chân ra khỏi nhà.
Hái lộc và hưởng lộc đầu năm đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.
Việt nam có phong tục , mùng một thường đi lễ chùa thăm và chúc tết chư Tăng Ni , sau đó có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ trong năm mới. Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở ý nghĩa.
Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.
Đầu năm đi chùa, lễ Phật” và "HÀNH HƯƠNG THẬP TỰ” thưởng là 10 xe khỏang 500 phật tử đây là dịp phật tử thăm viếng các chùa cộng đồng khác ,là một trong những phong tục rất đẹp của người dân Việt. Đối với người con Phật thì đây chính là một trong những việc làm không thể thiếu trong đầu năm mới. Bởi lẽ 3 ngày Tết là thời gian khởi đầu cho một năm, việc đi chùa, lễ Phật, được nghe những lời giảng pháp của quý Thầy, là những việc làm vô cùng thiện lành đem lại sự an lạc cho thân và tâm. năm gần đây, các công ty chuyên tổ chức tour du lịch hành hương ra đời nhằm cụ thể hóa ý nghĩa và mục đích của hành hương.chương trình tour đặc thù, trong đó thỏa mãn hai yếu tố cơ bản: du lịch và tâm linh.
Du lịch hành hương là một loại hình du lịch cho những ai thực sự muốn hướng thượng, giải tỏa mọi căng thẳng, chuyển hóa mọi phiền não trong thân tâm thông qua chuyến hành hương đến những địa điểm thiêng liêng mà người hành hương mong muốn.
Năm nay mùa Covid 19 tại Victoria tạm ổn dịnh sau hơn 1 tháng không trường hơp nào cả , các hội chô Tết không mở , chắc số lượng về chùa Quang Minh sẽ tăng đông do nhu cầu đón Xuân , Chùa sẽ cố gắng sắp xếp tiếp đón khách thập phương trong điều kiện quị định chánh phủ cho phép.
Nhân dịp xuân về xin kính chúc Chư tăng ni pháp thể khinh an , huệ đăng thường chiếu, tứ đại điều hòa, phật sự viên thành và đồng hương phật tử thân tâm thường lạc , vạn sự kiết tường và tràn đầy hạnh phúc..
Nam Mô A Di Da Phật.
Bác sĩ Phạm Phúc Nhân( Hạnh Giác Nghia)